icon icon icon

Chế độ đối với người nhà của người khuyết tật hiện nay như thế nào? Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật ra sao?

Đăng bởi Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nôi. vào lúc 15/12/2022

Theo quy định ở Luật khuyết tật có con khuyết tật thì bố mẹ có được hưởng gì không? Mẹ là giáo viên, bố là nhân viên bưu điện. Cho tôi tham khảo thêm nếu người thân trong gia đình tôi muốn nhận chăm sóc một đứa bé hàng xóm bị khuyết tật có được hay không?

Chế độ đối với gia đình chăm sóc người khuyết tật hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như sau:

- Hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

+ Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

+ Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này.

- Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

+ Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;

Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

+ Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

+ Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).

+ Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:

- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.

- Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

- Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 3 Điều này.

Hiện tại không có văn bản pháp luật quy định riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Anh có thể tham khảo các nội dung về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật quy định tại Luật người khuyết tật 2010 vả các văn bản hướng dẫn liên quan.

Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật như sau:

- Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này.

- Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:

+ Trưởng thôn lập danh sách đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thủ tục đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ;

+ Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy, ban muốn chăm sóc người bị khuyết tật thì phải xin phép theo thủ tục trên theo quy định của pháp luật bạn nhé.

Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau:

- Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;

+ Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;

+ Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.

- Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định này.

- Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:

+ Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;

+ Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;

+ Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:

+ Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;

+ Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;

+ Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tổ chức Tình nguyện